Chiến lược Lưới điện thông minh EVNHCMC

CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ

Ngày đăng: 10/08/2021

1. Định nghĩa Lưới điện thông minh: công nghệ số, giao tiếp 02 chiều, thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả (đặc biệt là năng lượng tái tạo), bảo vệ môi trường.

2. Tiêu chí lưới điện thông minh khối truyền tải và phân phối

a. Lưới điện truyền tải:

+ Tự động hoá trạm (không người trực) và lưới truyền tải;
+ Giám sát điều khiển đường dây theo thời gian thực (cảm biến nhiệt độ, độ ẩm lắp trên đường dây, tính toán khả năng tải theo thời gian thực);
+ Hệ thống bảo vệ diện rộng (chỉ áp dụng cho NPT, A0);
+Ứng dụng các công nghệ drone (thiết bị bay) kiểm tra lưới điện.
+ Sửa chữa bảo dưỡng tiên tiến (CBM, RCM)

b. Lưới điện trung thế:

+ DAS/DMS;
+ Điều chỉnh phụ tải điện (DR) đối với khách hàng lớn, có thị trường DR do Điện lực hoặc đơn vị độc lập (aggregator) điều hành (có cơ chế chi phí cho các đơn vị tham gia tiết giảm hoặc phát thêm vào thời gian DR).
+ Phát triển năng lượng tái tạo (PV, Wind Farm), Microgrid
+ Sửa chữa bảo dưỡng tiên tiến (CBM, RCM)

c. Lưới điện hạ thế:

+ Giám sát điều khiển từ xa trạm phân phối (cả phần sơ cấp và thứ cấp MBT phân phối)
+ Triển khai hạ tầng đo đếm tiên tiến AMI. Đây là lớp ứng dụng quan trọng nhất phía hạ thế, cho phép;

  • Về phía Công ty Điện lực: thông qua phần mềm MDMS cho ra hoá đơn tự động, quản lý về vận hành (U, I, cosphi,…), cắt điện từ xa, quản lý tổn thất, quản lý PV mái nhà, tự động phát hiện vi phạm sử dụng điện,
  • Về phía khách hàng: nhận thông tin từ Công ty Điện lực (chỉ số, sản lượng, giá điện…), tự động hoá các thiết bị thông minh trong nhà thông qua công tơ AMI (điều khiển máy lạnh, tủ lạnh, tivi, máy giặt, sạc xe điện…theo giờ định sẵn), tham gia DR (có cơ chế trả chi phí cho khách hàng tham gia DR)

+ Thúc đẩy điện mặt trời mái nhà (nâng cao tỉ trọng càng nhiều càng tốt)
+ Triển khai hạ tầng cho xe ô tô điện.

3. Đề án phát triển lưới điện thông minh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2025 (được phê duyệt theo Quyết định số 455/QĐ-EVNHCMC ngày 05/2/2016 của Tổng công ty Điện lực TP.HCM)

a.Mục tiêu tổng quan của Đề án

+ Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện;
+ Giảm tỉ lệ tổn thất điện năng;
+ Quản lý nhu cầu phụ tải và sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả;
+ Nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí vận hành;
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

b.Chỉ tiêu thực hiện trong giai đoạn năm 2016-2020

+ Độ tin cậy cung cấp điện: SAIFI ≤ 1,5 lần, SAIDI ≤ 150 phút.
+ Tỉ lệ tổn thất điện năng: < 3,5%.
+ Tự động hóa lưới điện:

  • 100% trạm 110kV đáp ứng tiêu chí không người trực;
  • 100% lưới điện 22 kV được điều khiển xa (Mini-SCADA);
  • Tối thiểu 30% tuyến dây công cộng 22 kV vận hành tự động (DAS/DMS).

+ Triển khai hệ thống đo đếm dữ liệu công tơ từ xa:

  • 100% trạm biến thế công cộng và chuyên dùng;
  • 67,5% khách hàng sau trạm công cộng.

+ Thực hiện tốt các dự án điều chỉnh phụ tải điện.

c.Chỉ tiêu dự kiến đến năm 2025

+ Đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện cực đại của Thành phố đến năm 2025 (~ 7.000 MW).
+ Tỉ lệ tổn thất điện năng: ≤ 3,25%.
+ Độ tin cậy cung cấp điện: SAIFI ≤ 0,5 lần (phấn đấu ≤ 0,3 lần), SAIDI ≤ 50 phút (phấn đấu ≤ 30 phút).
+ 100% các trạm 110 kV, trạm ngắt, lưới điện 22 kV được giám sát, điều khiển từ xa; tối thiểu 50% số tuyến dây trung thế công cộng vận hành tự động (DAS/DMS); 100% các trạm biến áp phân phối được giám sát vận hành từ xa (có tính năng cảnh báo mất điện tức thời); hoàn tất nghiên cứu tiêu chí xây dựng và triển khai đạt 05 ÷ 10 trạm biến áp số; hoàn thành và đưa vào vận hành Trung tâm điều khiển dự phòng; thời gian thao tác từ xa xử lý sự cố trung thế trung bình ≤ 5 phút.
+ Kết cấu lưới điện 110 kV đáp ứng tiêu chí N-1, trong khu vực nội thành phấn đấu đạt tiêu chí N-2; không để xảy ra tình trạng non/đầy/quá tải trong chế độ vận hành bình thường.
+ 100% công tác quản lý kỹ thuật vận hành lưới điện được số hóa.

 

Đưa tin: EVNHCMC

Các tin khác
ĐỀ ÁN LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH ĐỀ ÁN LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH 10/08/2021 | 1214 lần xem
NGUỒN NHÂN LỰC NGUỒN NHÂN LỰC 10/08/2021 | 981 lần xem