Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hình ảnh
Trong những năm ở Phủ Chủ tịch, Bác đã sống hàng ngày như thế nào?
Hình ảnh
Bà Viễn, con gái cụ Pù Sấn, người Nùng ở Cao Bằng kể chuyện: Hồi đầu năm 1942, do yêu cầu công tác gấp, Bác Hồ đã phải quyết định mạo hiểm đi ban ngày trên con đường từ Nước Hai về Pác Bó dù phải qua đồn dõng Đôn Chương, mà người dẫn đường, bảo vệ chính là anh Pù Sấn, ngày ấy Pù Sấn là một chiến sĩ cách mạng cốt cán tại địa phương.
Hình ảnh
Hôm ấy, Bác đáp tàu từ Hà Nội lên thăm tỉnh Lào Cai. Anh Tư được phân công phục vụ toa có Bác. Thoạt đầu, anh đứng trên toa, nhìn xuống sân trông rõ Người. Anh đứng lên xoay mãi quả đấm cửa mà không mở được. Ngày thường anh chỉ “xoạch” một cái là đẩy rộng cửa ra.
Hình ảnh
Khoảng cuối năm 1951, trong một lần đến thăm và nói chuyện với học viên lớp chính trị của quân đội ở Việt Bắc. Bác bảo anh Phương – chồng tôi là cán bộ phụ trách lớp.
Hình ảnh
Vào những năm 50, 60 của thế kỷ 20, anh thanh niên Vũ Khoan (về sau trở thành Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, rồi Phó Thủ tướng Chính phủ) là người may mắn nhiều lần được phục vụ Bác Hồ. Nhân mùa xuân sắp tới, ông Vũ Khoan đã kể cho PV Báo TNTP những mẩu chuyện về Bác mà ông trực tiếp chứng kiến...
Hình ảnh
Chuyện được ghi lại rằng: Buổi sáng trời đẹp cuối tháng Chạp năm Bính Thân - 1956, một đoàn đại biểu chính quyền và nhân dân xã Nhật Tân (Hà Nội), trong đó có nhiều cụ phụ lão tuổi 70, 80 dẫn đầu đã đem một cây đào được đánh cả gốc đưa lên ô tô, chở lên Phủ Chủ tịch. Cây đào này đã được một cụ ở xã Nhật Tân chăm sóc trong thời gian hai năm, được các cụ bình chọn là ưng ý nhất. Cây đào có chốt thẳng, tán tròn hình mâm xôi, sai nụ, hoa to rất đẹp mắt, tràn đầy không khí mùa xuân sắp đến.
Hình ảnh
Một chiến sĩ bảo vệ Bác - sau này được phong quân hàm cấp tướng - có lần nói rằng: "Bác thường dạy quân dân ta "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" Bác dạy phải làm gương trước. Bác dạy phải nêu cao đạo đức cách mạng. Có cán bộ nghĩ rằng "đạo đức" cách mạng là để áp dụng trong công tác thôi. Bản thân tôi, được gần Bác thấy ngay trong khi ăn cơm. Bác cũng đã dạy cho chúng tôi thế nào là "đạo đức".
Hình ảnh
Ngày ấy, công trường khu Gang thép được mở mang trên một vùng đồi núi Thái Nguyên. Những cánh bộ đội chuyển ngành của từng sư đoàn kéo đến đầu quân. Trong đầu mọi người đều hình dung và mơ tưởng một cách khác, những tưởng nơi đây chí ít cũng đã thành nhà cửa đàng hoàng, có máy móc, có xe cộ. Ai dè, một con đường cho ô tô vào cũng chưa có. Đồi núi nhấp nhô, xung quanh bạt ngàn các thứ cỏ dại. Những nhát cuốc đầu tiên bổ xuống tóe lửa lại bật lên. Mọi người từ chỗ chưng hửng, đến phát ngán.
Hình ảnh
Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.
Hình ảnh
Khi còn hoạt động ở chiến khu Việt Bắc, Bác thường xem phim với các đồng chí phục vụ trong cơ quan. Đó là những giờ phút Bác cháu thoải mái sau nhiều ngày làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn, căng thẳng.